Viettel cung cấp giải pháp cho chương trình Tổng điều tra dữ liệu dân số Đông Timor
Ngay trong tháng 6/2019, Bộ Nông nghiệp Đông Timor đã ký kết hợp đồng với công ty Viettel Timor (tên thương hiệu là “Telemor”) triển khai dự án trọng điểm của Bộ trong thời gian 03 tháng, từ tháng 8/2019 đến hết tháng 11/2019. Theo đó, Telemor sẽ trở thành nhà thầu cung cấp thiết bị và giải pháp công nghệ thông tin cho chương trình Tổng điều tra dữ liệu dân số Đông Timor 2019, với tổng giá trị hợp đồng hơn 536 ngàn USD.
Tin vui liên tiếp đến với Telemor khi cùng trong tháng này, Telemor cũng được tin tưởng nhận hợp đồng lớn từ Bộ Truyền thông – Giao thông vận tải Đông Timor (Bộ chủ quản, MTC-PV). Năm 2019 Telemor bắt đầu triển khai dự án cung cấp đường truyền, kết nối 140 cơ quan bộ, ban ngành chính phủ Đông Timor. Đây là dự án đóng vai trò nền tảng cho chương trình triển khai Chính phủ điện tử của quốc gia này trong thời gian tới. Hợp đồng với MTC có tổng giá trị 672 ngàn USD/năm cho cho dịch vụ kênh truyền và là một dự án dài hơi của Telemor với hơn 2 năm nỗ lực, kiên trì bám đuổi.
Tại Đông Timor, các hợp đồng có trị giá trên 500 ngàn USD được coi là lớn, phải được thông qua cơ quan đấu thầu quốc gia và hợp đồng do Bộ trưởng các bộ ký trực tiếp với đối tác. Hai hợp đồng với Bộ Nông nghiệp và Bộ Chủ quản thể hiện sự tin tưởng và mối quan hệ hợp tác tốt đẹp của Telemor với các cơ quan chính phủ Đông Timor. Tổng giá trị hai hợp đồng cũng tạo ra một bước nhảy vọt về kết quả kinh doanh ở lĩnh vực khách hàng doanh nghiệp của Telemor. Trong 5 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị hợp đồng với khách hàng doanh nghiệp, chính phủ của Telemor là 622 ngàn USD, trong khi đó giá trị của 2 hợp đồng mới vào tháng 6/2019 đã gấp gần 2 lần 5 tháng đầu năm.
Tổng Giám đốc Viettel Global, ông Đỗ Mạnh Hùng nhận định: “Cùng với chuyển dịch nội dung số, phát triển khách hàng tiêu dùng cao, mảng kinh doanh khách hàng doanh nghiệp, chính phủ và giải pháp công nghệ thông tin luôn được Viettel coi trọng và đẩy mạnh trong năm 2019 tại tất cả các thị trường Viettel đang đầu tư”.
Với thị trường Đông Timor, ông Đỗ Mạnh Hùng đánh giá: “Đây là 2 dự án trọng điểm có triển vọng tiếp tục mở rộng và là tiền đề trong việc triển khai xây dựng chính phủ điện tử của Cộng hòa Dân chủ Đông Timor”. Bộ Nông nghiệp Đông Timor cho biết sau khi kết thúc dự án, đơn vị này sẽ cân nhắc việc tiếp tục sử dụng các dịch vụ - giải pháp công nghệ thông tin của Telemor trong các hoạt động khảo sát, thống kê xã hội học khác, tạo cơ sở cho Telemor phát triển thêm 2.700 khách hàng VIP với doanh thu ước tính đạt 27.000 USD/tháng.
" alt=""/>Viettel cung cấp giải pháp cho chương trình Tổng điều tra dữ liệu dân số Đông TimorCác trang này đăng tải hình ảnh kèm lời cảnh báo mọi người vì cho rằng hai người phụ nữ trên thuộc Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ, một nhóm truyền đạo đang gây xôn xao trong thời gian qua.
Nói với Zing.vn, chị H.T, chủ tiệm thuốc Thiên Phước ở TP. Bảo Lộc, Lâm Đồng, khẳng định chính mình là người đã chụp những bức ảnh trên. Chị H.T khẳng định bức ảnh đã bị lợi dụng để phao tin đồn nhảm.
Theo chị H.T, hai người phụ nữ này là người công giáo, sống đã lâu tại thôn Thanh Hương, xã Lộc Thanh, TP. Bảo Lộc, Lâm Đồng. "Họ chỉ đơn thuần là những người sùng đạo Công Giáo, thường chia sẻ quan điểm tôn giáo với mọi người, hoàn toàn không thuộc tà giáo", Chị H.T khẳng định.
Ngày 25/4, hai người phụ nữ này có đến tiệm thuốc Thiên Phước của chị H.T để mua một hộp cốm. Cùng thời điểm đó, thông tin về Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ đang "sốt" trên Facebook, chị T đã xin chụp ảnh họ. Sau đó chị đăng tải lên trang cá nhân với nội dung vui vẻ: "Hôm nay có người đến chơi". "Họ rất hiền. Tôi xin chụp ảnh họ nhiệt tình giơ sách kinh lên cho tôi chụp và vui vẻ ra về", chị H.T kể lại.
Tuy nhiên những hình ảnh này được nhiều trang tin, hội nhóm Facebook đăng lại với nội dung cảnh báo mọi người rằng "Hội Thánh Đức Chúa Trời đã có mặt tại TP.HCM" và nhiều tỉnh thành khác. Một số trang còn kêu gọi chia sẻ nhằm tăng lượt tương tác. Các trang Facebook từ Nam Định, Bình Dương, Hưng Yên, TP. HCM đều đăng tải cùng những bức ảnh do chị T chụp tại chợ Bảo Lộc.
Những bài viết này nhận được hàng nghìn lượt thích, chia sẻ, thậm chí là bình luận nhục mạ, chửi bới. Tuy vậy nhiều người dân sống tại Bảo Lộc đã nhận ra đây chỉ là tin nhảm. "Ảnh này được chụp tại chợ cũ TP. Bảo lộc. Chả hiểu sao nhiều người thích tát nước theo mưa. Hai cô này chắc có thuật phân thân rồi", tài khoản Facebook Trường Lê bình luận về việc quá nhiều fanbpage "tự nhận" ảnh chụp ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau.
"Tôi chỉ đăng cho vui, không ngờ cộng đồng mạng lại làm mọi việc đi xa đến như vậy. Thật sự tôi không có ý gì", chị H.T cho biết.
"Mục đích chính của việc tung tin giả là nhằm câu view cho trang web và tăng tương tác trang Facebook. Đây là cách thường được những trang này áp dụng bởi tin giả luôn hấp dẫn hơn tin thật. Tuy nhiên chúng gây ảnh hưởng rất lớn đến người trong cuộc", Trọng Nhân, chuyên gia digital marketing chia sẻ.
Trước đây mạng xã hội cũng từng chia sẻ rầm hộ hình ảnh nhóm người phụ nữ người Chăm vì cho rằng họ đến từng nhà để bỏ bùa, bắt cóc trẻ em. Sự thật đây chỉ là những người đi bán thuốc tự làm từ thảo mộc.
Theo Zing
" alt=""/>Facebook rộ tin 2 người từ Hội Thánh Đức Chúa Trời 'phân thân' khắp VN